Những điều bạn cần biết về cách tính công suất máy nén khí
Ngày:26/12/2022 lúc 09:43AM
Máy nén khí là một thiết bị được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hiện nay. Chính vì nhu cầu sử dụng rộng rãi đó mà có khá nhiều các dòng máy bơm hơi cao áp đã ra đời. Máy nén khí có khá nhiều các hình dạng, kích cỡ và công suất khác nhau. Đấy là còn chưa kể có quá nhiều các hãng sản xuất máy nén hơi cho bạn lựa chọn nữa. Bạn dường như bị choáng ngợp trước các dòng máy khí nén mà không biết nên chọn loại nào cho phù hợp. Vấn đề quan trọng ngoài xác định giá máy khí nén mà bạn muốn đầu tư cho sản phẩm này đó chính là vấn đề công suất của máy.
Công suất của máy bơm hơi khí nén được thể hiện thông qua đâu?
Công suất của máy được thể hiện qua thông số kỹ thuật ghi trên máy. Chúng tôi sẽ điểm qua một vài thông số kỹ thuật quyết định đến công suất của máy mà bạn thường gặp sau đây:
1. Lưu lượng của khí nén thường được tính theo các đơn vị tiêu biểu như lít/phút, m3/phút, CFM, hay là Nm3/phút …
Công thức quy đổi giữa các đơn vị là:
- 1 m3/phút = 1000 lít/phút
- 1 m3/phút = 1,089 x 1 Nm3/phút
- 1 CFM = 0,0283 m3/phút
2. Áp lực khí nén của máy nén khí thường được tính theo đơn vị là Mpa, bar, kgf/cm2, psi, hoặc là atm… Đây là một giá trị quan trọng trong việc bạn nên cân nhắc mua máy nén khí nào.
Công thức quy đổi giữa các đơn vị là:
- 1 Mpa = 10 bar
- 1 atm pressure = 1,01325 bar
- 1 bar = 14,5038 psi
- 1 bar = 1,0215 kgf/cm2
Công suất máy nén khí thường sử dụng là Kw hoặc HP được quy đổi theo công thức sau:
- 1kw = 1,35 HP
Cách tính công suất bình bơm hơi:
Theo như quá trình tư vấn thực tế, ví dụ khách của chúng tôi muốn mua một chiếc máy nén khí cho một tiệm sửa xe chẳng hạn, không bao giờ chúng tôi khuyên khách nên mua máy này hay máy kia luôn mà sẽ phải hỏi cặn kẽ trong tiệm sửa xe của khách có dùng những thiết bị khí nén nào để tư vấn cho phù hợp.
Để tính toán nhằm ra một giá trị công suất máy nén khí chính xác nhất thì người ta thường làm theo các bước sau:
Tính tổng công suất tiêu thụ khí của các thiết bị khí nén trong hệ thống máy nén khí. Nguồn lưu lượng khí tiêu thụ cho từng thiết bị thường được ghi ở trên thân các thiết bị sử dụng. Điều này sẽ tương tự công suất tiêu thụ của các thiết bị điện.
Bước 1: Công suất tổng của hệ thống khí nén ( m3/min) = công suất tiêu thụ khí nén của thiết bị 1 + công suất tiêu thụ khí nén của thiết bị 2+ …
Bước 2: Sau khí ra kết quả của tổng thì bạn nhân 1.2 hệ số tổn thất của đường ống.
Bước 3: Sau khí ra kết quả nhân thì bạn cần phải nhân với thời gian mà các thiết bị hoạt động (đơn vị tính theo giờ). Chúng ta lấy ví dụ nếu các thiết bị chạy trong khoảng thời gian 30 phút thì hệ số thời gian sẽ là 0.5 (giờ). Đây chính là giá trị thông số khó xác định chính xác một cách tuyệt đối. Nếu bạn tính toàn thời gian thì lại chọn máy có công suất quá lớn, nếu tính ít thì lại không đủ khí nén cung cấp cho toàn bộ hệ thống.
Tóm lại công thức tính lưu lượng của máy nén khí sẽ là:
Lưu lượng máy nén khí = công suất ( m3/min) x 1.2 x hệ số thời gian.
Tính được lưu lượng khí nén cần dùng trong hệ thống, bạn sẽ lựa chọn được công suất của máy nén khí sao cho phù hợp nhất thông qua những thông số kỹ thuật ghi trên máy.
Yếu tố làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công suất của máy nén khí:
Vấn đề rò rỉ khí nén đã được chúng tôi nhắc đến trong những bài trước đây.Rò rỉ khí nén chính là hiện tượng khí nén rò rỉ ra khỏi bình tích khí hoặc là trên đường ống dẫn khí. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công suất của máy nén khí. Nguyên nhân của hiện tượng này đó chính là do trong hệ thống của máy nén khí, các đường dẫn khí và những chi tiết của hệ thống máy nén khí bị hỏng mà ta không phát hiện ra để sửa chữa cũng như khắc phục nhanh chóng. Đây chính là một lỗi khá nghiêm trọng. Nếu trong hệ thống khí nén của bạn có hiện tượng rò rỉ khí nén thì điều này có thể làm giảm khoảng 1/3 công suất của máy nén khí mà bạn chọn. Không những thế, rò rỉ khí nén gây ra vấn đề giảm áp trong toàn hệ thống chính vì thế mà hệ thống máy móc sử dụng khí nén cũng sẽ bị ảnh hưởng và các các chi tiết bên trong máy nén khí cũng hỏng vì phải hoạt động quá công suất.
Cách phát hiện hiện tượng rò rỉ trên đường ống dẫn khí nén.
Cách xác định và ngăn chặn sự rò rỉ của khí nén:
Việc rò rỉ khí là điều tốn kém và gây ra những tổn thất rất lớn về mặc tài chính cũng như vận hành trong môi trường sản xuất. Việc xác định vị trí rò rỉ chính là bước đầu tiên để có thể giảm rò rỉ trong hệ thống của bạn.
Xác định vị trí rò rỉ
Bạn nên thiết kế ra một chương trình để có thể phát hiện và giảm thiểu rò rỉ. Nói một cách đơn giản để có thể phát hiện ra vị trí rò rỉ là bạn đi vòng quanh hệ thống khí nén của bạn và nghe xem có bất kỳ âm thanh lạ nào phát ra từ các đường ống dẫn khí nén hay không.
Song không phải tất cả chỗ rò rỉ đều có thể được nhận thấy được bằng tai. Cộng với đó, toàn bộ hệ thống khí nén hoặc dây chuyền sản xuất lại không bị tắt trong quá trình kiểm tra. Do đó, cách tốt nhất để bạn có thể phát hiện rò rỉ chính là việc sử dụng thiết bị phát hiện rò rỉ chuyên dụng để có thể kiểm tra chính xác sự rò rỉ. Khi bạn đã xác định rò rỉ, thì hãy đánh dấu vị trí đó và ghi lại sự rò rỉ.
Khi bạn đã xác định rò rỉ thì nên đặt một thẻ vào các vị trí đó, và đồng thời ghi lại sự rò rỉ trong các bản ghi rò rỉ trong bản theo dõi vận hành hệ thống khí nén của bạn nhé.
Thiết bị phát hiện rò rỉ
Đây chính là những công cụ tinh vi để có thể phát hiện chính xác các rò rỉ trong môi trường sản xuất ồn ào. Chúng bao gồm một bộ micrô định hướng, bộ khuếch đại và một bộ lọc âm thanh, và chúng có thể xác định ra âm thanh tiếng ồn tần số cao do luồng không khí rò rỉ tạo ra. Với những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ thì các thiết bị này đã trở nên rất nhỏ gọn và có thể chỉ cần xách tay. Bộ phận tai nghe hoặc là thiết bị màn hình kết nối với máy dò cầm tay sẽ báo hiệu cho chúng ta biết vị trí chính xác của các chỗ rò rỉ mà bạn cần sửa chữa.
Thiết bị kiểm tra rò rỉ khí
Bạn nên ghi lại những địa điểm và các quy mô rò rỉ cũng như định lượng chi phí rò rỉ. Nếu như bạn không có máy để phát hiện rò rỉ, thì bạn có thể tìm đến dịch vụ cung cấp thiết bị kiểm tra dò rỉ của một đơn vị thứ ba. Điều này sẽ có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí từ việc vận hành hệ thống hiệu quả hơn.
Các vị trí thường bị rò rỉ trong hệ thống khí nén:
Việc rò rỉ khí có thể xảy ra trong nhà máy của bạn – từ đầu nguồn cấp khí nén cho đến các hệ thống đường ống dẫn khí lò xo nhằm phân phối khí. Song sẽ có một số vị trí dễ bị rò rỉ hơn các nơi khác đó là:
– Ống dẫn khí nói chung và cuộn ống hơi tự rút nói riêng từ bình dầu lên két tản nhiệt
– Các bộ phận khớp nối hoặc những đoạn uốn cong
– Các bộ lọc của đường ống bị hỏng joăng
– Các chi tiết van trong hệ thống: van xả xì, van hút, van điều chỉnh áp suất
– Két tản nhiệt bị thủng trong quá trình hoạt động
– Các điểm ngắt kết nối hoặc các vòng đệm
– Các dụng cụ thủy lực bị cũ hoặc những bộ phận bảo trì kém
– Van điều khiển đóng mở bị hở trong quá trình hoạt động.
Sửa chữa rò rỉ
Các kết nối như ống dẫn khí, khớp nối, van điều khiển hay các vòng đệm cũng như phớt mòn chính là một trong số các nguồn rò rỉ thông thường hay gặp nhất. Đôi khi thì bạn có thể dừng rò rỉ bằng cách đơn giản chính là thắt chặt các điểm kết nối, hoặc là lắp đặt hệ thống khí nén đúng cách. Bởi vậy, khâu lựa chọn phụ kiện dành cho việc lắp đặt đường ống dẫn khí nén, khớp nối hay các van chính là công việc vô cùng quan trọng và việc này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí về sau này.
Đối với các thiết bị khí nén cũ hoặc kém được duy trì hoặc thiết bị sản xuất có không khí nạp cũng có thể là nguyên nhân gây ra rò rỉ khí nén. Thay thế các công cụ khí nén cũ bằng những máy mới nếu như điều này có thể mang lại một thời gian hoạt động cao hơn và kết quả là bảo dưỡng với mức chi phí thấp hơn cũng như giảm rò rỉ.
Một cách để giảm rò rỉ hiệu quả chính là việc giảm áp lực không khí cần thiết của hệ thống khí nén. Nếu như có ít sự chênh lệch áp suất hơn so với điểm rò rỉ, lượng rò rỉ không khí sẽ thấp và điều này sẽ làm giảm lượng khí nén bị lãng phí.
Phương pháp giữ ổn định công suất cho máy nén khí trong thời gian máy hoạt động
1. Sử dụng mức áp suất đã được các nhà sản xuất cài đặt sẵn:
- Đối với những người dùng chưa có kinh nghiệm thì họ chưa biết cách tự điều chỉnh mức áp suất sao cho thích hợp nhất đối với công việc của mình. Chính vì vậy nên họ thường để mức áp suất gần như lớn nhất theo như thiết kế của nhà sản xuất. Điều này có một lợi thế là thuận tiện cho việc bổ sung thêm các thiết bị và dụng cụ sử dụng khí nén khác và trong hệ thống mà không sợ làm ảnh hưởng đến toàn bộ khí nén. Tuy nhiên nhược điểm đó là, nếu như hệ thống của bạn có ít thiết bị sử dụng khí nén mà bạn vẫn để mức áp suất lớn nhất thì máy sẽ chạy hết công suất, gây ra hệ lụy là tiêu tốn điện năng khá lớn cho doanh nghiệp của bạn.
2. Giảm công suất của máy nén khí sao cho phù hợp với hệ thống của bạn:
Trong quá trình tư vấn, chúng tôi gặp phải trường hợp: Có một khách hàng thuộc một công ty gọi cho chúng tôi thắc mắc tại sao tại công ty họ sử dụng khí nén có áp suất thấp hơn so với áp suất của máy nén mà điện năng hàng tháng vẫn bị tăng. Cụ thể, công ty sử dụng một chiếc máy nén khí piston với áp suất yêu cầu ở nơi sử dụng chỉ từ từ 5-6 bar. Chúng tôi đã hướng dẫn khách hàng kiểm tra xem mức áp suất cài đặt của máy là bao nhiêu. Hóa ra, áp suất cài đặt ở trạm máy nén là khoảng 7-9bar. Đây là mức áp suất cao so với áp suất thực tế của khí nén cần trong hệ thống của họ. Công ty họ đã nghiên cứu và giảm đi mức áp suấ là 0,4 bar.
Nhờ có phương án này nên công ty của họ đã tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ khá lớn, chính xác trên thực tế là giảm được 2,9% lượng điện tiêu thụ. Với những doanh nghiệp sản xuất lớn thì mức 2,9% chính là một con số không hề nhỏ. Điều này giúp tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối lớn trong quá trình gia công sản xuất.
3. Luôn thực hiện hạn chế tối đa mức độ rò rỉ khí nén trong hệ thống làm giảm thiểu tối đa sự thất thoát công suất của máy nén:
Vấn đề rò rỉ khí có thể xảy ra ở bất kì đâu trong hệ thống khí nén của bạn: từ đầu hệ thống cung cấp khí cho máy nén đến hệ thống ống dẫn máy nén khí. Song sẽ có một số vị trí dễ bị rò rỉ hơn các nơi khác đó chính là:
- Đoạn ống dây dẫn hơi máy nén khí từ bình dầu lên đến két tản nhiệt
- Các loại khớp nối hoặc là những đoạn bị uốn cong bên trong hệ thống
- Các bộ phận lọc đường ống bị hỏng joăng, dẫn đến khí nén bị thoát ra ngoài.
- Khí nén thất thoát tại các van: van xả xì, van hút và các loại van điều chỉnh áp suất
- Bộ phận két tản nhiệt bị thủng
- Rò rỉ tại các điểm ngắt kết nối hoặc là các vòng đệm
- Rò rỉ khí nén tại các van điều khiển đóng mở
Các kết nối giữa ống dẫn khí, dây hơi tự rút, các loại khớp nối, các bộ phận van điều khiển, các loại vòng đệm và phớt mòn chính là những tác nhân gây nên các rò rỉ lưu lượng khí nén thông thường làm giảm công suất của máy nén. Bạn có thể kiểm soát sự rò rỉ bằng cách đơn giản là thắt chặt những điểm kết nối, hoặc là tiến hành lắp đặt hệ thống khí nén đúng cách. Chính bởi vậy mà khâu tiến hành lắp đặt đường ống dẫn khí nén, các loại khớp nối, các loại van...chính là công việc quan trọng để đảm bảo công suất của máy nén khí.
Việc sử dụng các loại máy nén cũ cũng là một nguyên nhân là cho công suất của máy không đúng như tính toán. Công suất của máy cũ không thể bằng được so với các dòng máy mới. Chính bởi vậy, trong quá trình sử dụng, nếu máy nén bị quá cũ thì tốt nhất bạn nên thay thế bằng một chiếc máy mới.