Tất tần tật các loại bulong phổ biến
Ngày:24/03/2023 lúc 15:02PM
Bảng tra kích thước bu lông theo tiêu chuẩn
Bảng tra kích thước bu lông theo tiêu chuẩn giúp cho không chỉ kỹ thuật nhà máy. Mà đặc biệt với những người không chuyên sẽ thực hiện được công việc hiệu quả hơn. Tránh việc hư hỏng các thiết bị máy móc.
1- BULONG LỤC GIÁC NGOÀI
Có 2 loại bulong lục giác ngoài. Ứng dụng làm việc của chúng có sự khác nhau. Tuy nhiên cũng sẽ dễ nhầm lẫn với cấu tạo hình dáng của chúng.
1.1 Bulong lục giác ngoài, ren lửng (DIN 931)
-Đặc điểm: Đạt tiêu chuẩn DIN 931, đầu lục giác, ren lửng giữa.
1.2 Bulong lục giác ngoài, ren suốt (DIN 933)
Chỉ tên gọi thôi cũng đã nói hết được đặc điểm khác biệt của nó.
Đặc điểm: Đạt tiêu chuẩn DIN 933, đầu lục giác, ren suốt.
Dưới dây là bảng tra kích thước bulong lục giác ngoài, ren suốt
2- BULONG LỤC GIÁC CHÌM
Với bulong lục giác chìm cũng có 2 loại: ren suốt và ren lửng. Bulong lục giác chìm thì phổ biến với loại đầu trụ. Điểm khác biệt lớn đó là: đầu trụ được gia công rỗng phía bên trong. Bên ngoài đầu có thiết kế bo tròn.
2.1- Bulong lục giác chìm ren lửng DIN 912 (ISO 4762*)
Thường được ứng dụng đặc biệt vào các ngành công nghiệp đặc thù như: công nghiệp hóa chất, ngành ô tô, ngành đóng tàu biển, ngành dầu khí, ngành cầu đường và các thiết bị máy móc công nghiệp,…
2.2- Bulong lục giác chìm ren suốt DIN 912 (ISO 12474*)
Đạt tiêu chuẩn DIN 912 là bulong có cường độ cao và cấp độ bền 8.8 trở lên. Tham khảo bảng kích thước bulong ren suốt phía dưới:
3- BULONG TAI CHUỒN
Bulong tai chuồn có rất nhiều tên gọi khác nhau. Điển hình 2 tên gọi thông dụng nhất đó là “bulong tai hồng” và “bulong tai chuồn”.
Đây là loại bulong với cường độ trung bình và cấp độ bền vừa phải. Chính vì vậy, bulong này chỉ sử dụng trong các mối ghép không chịu trong tải lớn.
Với đặc điểm tai chuồn: Khi tháo lắp ghép các chi tiết đơn giản, người ta không cần phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng mà có thể dùng tay trực tiếp xoáy, vặn ốc.
4- BULONG LỤC GIÁC NGOÀI GẮN LIỀN LÔNG ĐỀN ( DIN 6921)
Đặc điểm của bulong liền long đen: Khi thao tác không cần phải sử dụng đến long đen rời để tăng tính bền chặt cho mối ghép. Bản thân bulong này đã được thiết kế đặc biệt để tăng tính hiệu quả và an toàn cho mối lắp xiết.
Sử dụng bulong này ta không chỉ phân bố đồng đều lực ở mối ghép mà còn tạo nên sự chắc chắn, bền chặt và tính an toàn cao.
5- BULONG ĐẦU TRÒN CỔ VUÔNG ( DIN 603)
Tên gọi bulong trên cũng toát lên tất cả những đặc điểm và hữu tính của chúng. Các bạn xem thêm hình ảnh bên dưới để hiểu rõ hơn.
6- BULONG LỤC GIÁC CHÌM ĐẦU TRÒN ( DIN 7380)
Bu lông lục giác chìm đầu tròn hay có tên gọi khác là bu lông lục giác chìm đầu cầu, bu lông lục giác chìm đầu dù và bu lông lục giác chìm đầu mo.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, bu lông lục giác chìm đầu dù được sản xuất theo tiêu chuẩn của Viện tiêu chuẩn Đức DIN 7380.
H.C.E đã cập nhập mới nhất đến các bạn những bảng tra kích thước bulong tiêu chuẩn.
Ngoài ra H.C.E đang cung cấp những dụng cụ cầm tay cho sửa chữa, bảo dưỡng tại nhà máy, sản xuất, cơ khí, chế tạo máy, gara,…
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ XEM!!